KIÊNG GLUTEN (GLUTEN FREE)

Không ăn: Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen. Bạn phải bỏ qua tất cả những sản phẩm được chế biến từ những thành phần này như: bánh mì, mì , ngũ cốc , kẹo, ngũ cốc, khoai tây chiên, bánh quy giòn và bia hơi,  rau trộn salad, một số loại súp, nước tương, mạch nha….

Các tín đồ của gluten free ăn các thức ăn thay thế với gạo, rau dền, các loại đậu hạt, trứng, thịt và gia cầm không tẩm bột, trái cây, rau quả và sữa. Chế độ ăn này ban đầu được dành cho những bệnh nhân loét dạ dày (celiac) – một căn bệnh đường ruột do cơ thể không hấp thu được chất gluten. Khi họ ăn thức ăn gluten, một loạt các phản ứng miễn dịch khó chịu sẽ xảy ra: chuột rút cơ bắp, phát ban da, thiếu máu, có nhiều nguy cơ phát triển ung thư ruột. Bệnh Celiac ảnh hưởng đến khoảng 3 triệu người ở Mỹ, và ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số tại Việt Nam (70 % dân số Việt Nam có nguy cơ đau dạ dày). Điều đáng nói là rất nhiều người vẫn hấp thụ gluten bình thường trong 20,30 hay 40 năm nhưng đột nhiên gặp phản ứng sau đó như khó tiêu, nôn nao hoặc nổi mụn. Cách duy nhất để xác định cơ thể bạn có phản ứng với gluten hay không là ăn bánh mì trong vài ngày. Nếu cảm thấy vô cùng khó chịu, bạn nên chuyển sang chế độ gluten free.

Lợi ích: Những người loét dạ dày hoặc nhạy cảm với gluten sẽ cảm thấy lợi ích nhiều nhất. Buồn nôn, đau đầu, đầy hơi…sẽ biến mất ngay và sức khoẻ được cải thiện đặc biệt ở vấn đề tiêu hoá. Tại các nước có bột mì là món chính trong thực đơn như Mỹ, gluten free còn là chế độ ăn kiêng cho người giảm cân bởi có rất ít lựa chọn thay thế cho bột mì. Thị trường phải phát triển các dòng bánh ngọt, bánh nướng và pizza có dán mác G –free, dù vẫn rất hạn chế.

Trong khi đó, ở Việt Nam, cắt  bỏ gluten không có gì khó, trừ việc bạn có niềm đam mê với bánh ngọt, bánh mì và các sản phẩm tương tự từ bột mì. Bởi vậy, ăn kiêng gluten free không giúp gì cho những người muốn giảm béo nhưng có thể có hiệu quả với những người da mụn. Dị ứng gluten có thể kích hoạt những phản ứng viêm gây ra mụn trứng cá, trứng cá đỏ hay bệnh chàm eczema, bởi vậy những người đang bị mụn cũng được khuyến cáo nên dừng thức ăn chứa gluten.

Lưu ý: Với những người không dị ứng gluten, thức ăn dán mác gluten free chưa chắc đã tốt. Nếu không có Gluten để tạo độ dẻo cho bánh quy, bánh mì hoặc vỏ bánh pizza, các nhà sản xuất lại đôi khi sử dụng nhiều chất béo hoặc đường khiến hàm lượng calo tăng lên đáng kể. Ví dụ, 30g bánh quy Gluten- free có 140 calo so với 107 calo cho loại thông thường. Một cái bánh mì tròn có 260 calo trong khi loại không chứa Gluten là 280 calo.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG GLUTEN FREE (KHÔNG BỘT MÌ), DAIRY FREE (KHÔNG SỮA) VÀ SUGAR FREE (KHÔNG ĐƯỜNG) ĐANG LÀ NHỮNG TỪ KHOÁ MỚI CHO LÀN DA VÀ CƠ THỂ ĐẸP. NHƯNG KIÊNG NHỮNG THỰC PHẨM NÀY CÓ THỰC SỰ KHIẾN BẠN ĐẸP LÊN?

Kiêng ăn ba thực phẩm kể trên được xem là giải pháp giúp chống lại mụn, có làn da mịn màng, giải độc cho cơ thể và cuối cùng, có thể giúp bạn giảm cân. Được cổ vũ nồng nhiệt bởi những ngôi sao như Kim Kardashian, không có gì lạ khi chế độ ăn này được hưởng ứng nhiệt liệt, từ những đất nước coi bột mì và bơ sữa là món chính như Mỹ, Canada cho đến những đất nước ít phụ thuộc vào bánh mì hơn, như Việt Nam. “Kiêng vài nhóm thực phẩm nào đó bao giờ cũng dễ hơn là duy trì một chế độ ăn cân bằng với tất cả mọi thực phẩm, và đó là lý do mọi người đổ xô vào các chế độ kiêng riêng lẻ này”, Lisa Young, một giáo sư về dinh dưỡng tại Đại học New York và là tác giả của cuốn sách The Portion Teller Plan cho biết.